• TIN TỨC
  • DỊCH VỤ

    TIN TỨC

    Băng dính lấy cảm hứng từ loài mực giúp binh lính "tàng hình" đối với camera hồng ngoại

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đang phát triển kỹ thuật ngụy trang lấy cảm hứng khả năng đổi màu da ở loài mực. Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là hoàn thiện một lớp phủ đặc biệt, tích hợp vào băng dính và có thể "dán" lên trang phục của binh lính giúp họ "tàng hình" đối với tầm mắt của kẻ thù, đặc biệt là ngay cả camera hồng ngoại cũng không thể phát hiện họ vào ban đêm. Nghiên cứu vừa công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ (ACS) diễn ra mới đây.
     
    Tinhte-muc.
     
    Mực có khả năng thay đổi màu sắc một cách nhanh chóng nhờ vào những tế bào trên da gọi là iridocytes. Các tế bào này có chứa các lớp protein mang tên reflectin. Khi muốn thay đổi màu da để ngụy trang, mực chỉ cần điều chỉnh độ dày và khoảng cách giữa các tấm màng nhằm thay đổi mức độ phản chiếu ánh sáng.
     
    Nắm bắt được khả năng này ở loài mực, tiến sĩ Alon Gorodetsky và các đồng nghiệp tại Đại học California đã tìm cách dùng vi khuẩn E. Coli để sản xuất những tấm reflectin nhân tạo. Tiếp theo, họ phủ một lớp mỏng reflectin lên bề mặt cứng và làm căng nó bằng hơi acid acetic (giấm). Kết quả cuối cùng, bề mặt được phủ reflectin có thể phản chiếu ánh sáng hồng ngoại tương tự phông nền mà nó được đặt vào. Nói cách khác, vật thể có phủ reflectin đã "tàng hình" dưới ánh sáng hồng ngoại.
     
    Ở đây, acid acetic là thành phần quan trọng để "kích hoạt" lớp ngụy trang. Tuy nhiên theo tiến sĩ Gorodetsky thì nếu được áp dụng trong quân đội, binh lính không cần phải "đắm mình trong giấm" để sử dụng kỹ thuật tàn hình này. Thay vào đó, nhóm đang tìm cách tạo ra những lớp reflectin mỏng, dẻo để kết hợp với băng dính polymer và dán sẵn vào quân phục của binh lính. Khi cần ngụy trang, họ chỉ cần kéo dãn cơ thể một cách tự nhiên cùng với bộ quần áo ra là lớp reflectin sẽ tiếp xúc với acid acetic để phát huy tác dụng ngụy trang.
     
    Các nhà nghiên cứu hứa hẹn rằng ngay sau khi quân phục của người lính được kéo dãn, họ có thể sẽ chuyển sang hầu như bấy kỳ màu nào để hòa lẫn vào môi trường. Tiến sĩ Gorodetsky phát biểu: "Chúng tôi đang đi tìm một cái gì đó không tốn kém và hoàn toàn dùng một lần. Bạn chỉ cần lấy cuộn băng keo phủ protein ra, nhanh chóng dán kín lên trang phục là đã sẵn sàng để ngụy trang. Sau đó, bạn chỉ cần tháo nó ra và vứt đi." 
     
    Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, nhóm sẽ tiếp tục tăng cường độ sáng của ánh sáng phản chiếu từ lớp phủ này, tìm cách kích hoạt toàn bộ các mảnh reflectin một cách đồng thời và mở rộng phạm vi hoạt động của lớp phủ đối với các loại ánh sáng khác nhau (hiện tại mới hoạt động hiệu quả đối với ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại). Mặt khác, một vấn đề quan trọng khác là tìm cách phản xạ hoặc xử lý nhiệt lượng phát ra từ cơ thể người mặc để kỹ thuật ngụy trang này hoàn thiện hơn.
  • Quay lại




  • TIN LIÊN QUAN: