• TIN TỨC
  • DỊCH VỤ

    TIN TỨC

    Việt Nam thừa thầy, thừa cả thợ

    Trong những năm gần đây, dư luận xã hội thường bày tỏ băn khoăn, lo ngại trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” khi hầu hết thí sinh đều đổ xô vào cửa trường đại học vốn chật hẹp, dù mỗi năm hàng trăm nghìn cử nhân xếp hàng dài không tìm được việc làm, thậm chí học càng cao, thất nghiệp càng nhiều.
     
    Kết quả hình ảnh cho thầy thợ
     
    Rất may, gần đây đã xuất hiện xu hướng lớp trẻ sớm “tỉnh ngộ” lựa chọn các trường cao đẳng, dạy nghề để lập thân, lập nghiệp. Đây là điều đáng mừng, song lại nảy sinh mối lo khác khi nhìn sâu vào hệ thống các trường dạy nghề ở nước ta.
     
    Cuộc chuyển giao, sau một thời gian tranh luận, “giằng co” hệ thống trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo giữa Bộ LĐ-TB & XH và Bộ GD-ĐT đã “ngã ngũ”. Tuy nhiên, bản thân các trường này vẫn đang loay hoay, lúng túng tìm cả hướng đi lâu dài lẫn lối thoát trước mắt.
     
    Khó khăn, vướng mắc lớn nhất cản trở con đường phát triển của các trường dạy nghề chính là cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị. Ngoại trừ một số trường ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng được “ưu ái” đầu tư, còn nhiều cơ sở ở các địa phương vẫn phải thuê địa điểm, thuê cả giáo viên theo kiểu “chạy sô”. Tình trạng học “chay”, dạy “chay” không phải là hiếm. 
     
    Đáng quan tâm hơn, giáo trình dạy nghề hầu như không kịp theo tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão trên thế giới. Lối mòn đào tạo lạc hậu, cho ra lò những người thợ theo kiểu “bấm nút” của doanh nghiệp vẫn đang tồn tại từ hàng chục năm nay.
     
    Mặc dù một số trường dạy nghề đã bắt tay với một số doanh nghiệp đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng, đưa học viên tới học nghề trực tiếp tại cơ sở sản xuất, đầu ra và đầu vào được đảm bảo chắc chắn.
     
    Dẫu vậy, mối liên kết dạy nghề - doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo, bằng chứng là tại các hội chợ tìm việc, các cuộc giao lưu, tư vấn giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra hàng năm ở các tỉnh, thành phố, hàng vạn lao động có trình độ tay nghề vẫn không “lọt mắt” nhà tuyển dụng, đặc biệt các ngành nghề yêu cầu khắt khe.
     
    Thực tế chứng tỏ, không ít doanh nghiệp, trong đó có công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài sau khi tuyển dụng lại phải bỏ tiền ra để đào tạo lại.
     
    Dạy nghề đi về đâu là câu hỏi bức xúc, cấp bách đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Sau nỗi lo “thừa thầy thiếu thợ” lại càng chất thêm lo ngại thừa thầy, thừa cả thợ.
     
    Chung cư Gold light
  • Quay lại




  • TIN LIÊN QUAN: